Connect with us

Ý nghĩa của một mối quan hệ tốt đẹp và cách để bạn duy trì nó

Chia sẻ

Ý nghĩa của một mối quan hệ tốt đẹp và cách để bạn duy trì nó

Trong cuộc sống mỗi người có khá nhiều mối quan hệ. Mối quan hệ với bạn bè, cha mẹ, đồng nghiệp, con cái… Và bất kỳ ở mối quan hệ nào thì việc duy trì đều rất quan trọng.

Tuy nhiên, ở bài này, chúng ta sẽ nói đến mối quan hệ tình cảm. Sợi dây gắn bó với người yêu, vợ/chồng.

Ở mỗi người, mối quan hệ tốt có ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, đa phần, ở những người trưởng thành, một mối quan hệ tình cảm tốt đẹp sẽ bao gồm những yếu tố như: tôn trọng lẫn nhau, có thể giao tiếp với nhau, có quyền, cơ hội và trách nhiệm ngang nhau.

Nhiều người cũng mong đợi mối quan hệ của họ với bạn đời sẽ bao gồm tình yêu, sự thân mật, biểu hiện tình dục, sự cam kết, sự tương thích và tình bạn.

Hầu hết các cặp đôi đều mong muốn có một mối quan hệ thành công và bổ ích, tuy nhiên việc cặp đôi phải trải qua những thăng trầm là điều bình thường. Để vượt qua và giữ cho mối quan hệ thoải mái, hạnh phúc là điều không dễ dàng.

Bạn phải cho đi thì mới có thể nhận lại. Nếu không, mọi thứ có thể đổ vỡ bất kỳ lúc nào. Vậy làm thế nào, đâu là những điều quan trọng để dẫn đến một mối quan hệ thành công?

Sau đây là một vài lời khuyên của các chuyên gia để giúp các cặp đôi có thể giữ được mối quan hệ tốt đẹp và lành mạnh.

Trao đổi – chìa khóa quan trọng trong mọi mối quan hệ

Một mối quan hệ chỉ tốt đẹp khi có sự trao đổi. Nếu bạn im lặng, người đó im lặng, thì sự kết thúc sẽ là kết quả cuối cùng. Vì thế, hãy cố gắng trao đổi với nhau nhiều nhất và hiệu quả nhất có thể. Cụ thể:

1.Hãy nói chuyện với nhau và truyền đạt nhu cầu của bạn – đừng đợi đối phương phải cố gắng đoán xem điều gì đang xảy ra với bạn. Hãy chủ động trao đổi và nói lên nhu cầu của bản thân.

Đa phần phụ nữ thích người đàn ông tinh tế, nhạy cảm, có thể hiểu được bạn muốn gì, cần gì. Thế nhưng, điều này khá khó đối với đàn ông. Vì thế, thay vì thất vọng vì người đó không thể đoán ra ý bạn, bạn nên chủ động nói ra. Điều này sẽ giúp cả hai hiểu nhau và thỏa mãn mong muốn của nhau tốt hơn.

2. Nếu bạn có điều gì muốn nói, hãy nói ra một cách nhẹ nhàng. Dù đó là những điều không hài lòng về đối phương thì cũng nên nói một cách nhẹ nhàng. Đừng tấn công đối phương bằng bất kỳ phương pháp nào (lời nói, thái độ…) bởi điều này hầu như không bao giờ đạt được kết quả tốt như bạn mong muốn.

3. Hãy lắng nghe nhau – chúng ta thường quá bận bảo vệ bản thân hoặc đưa ra quan điểm riêng của mình đến nỗi không nghe thấy đối phương đang nói gì. Hãy để anh ấy/cô ấy nói hết những điều muốn nói với một thái độ tích cực. Sau đó phản hồi ý kiến một cách nhẹ nhàng. Một mẹo nhỏ để bạn có thể bình tâm hơn khi trao đổi là hít sâu 5 lần trước khi phản ứng. 

Nỗ lực xây dựng

  1. Hãy nhớ những điều tích cực về người bạn đời của bạn – điều này giúp bảo vệ mối quan hệ của bạn. Một bình luận phê bình cần 5 bình luận tích cực để giảm tác dụng của nó. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi chỉ trích.
  2. Cố gắng sửa chữa – nếu nỗ lực trao đổi về một vấn đề nào đó của bạn không đạt kết quả như mong đợi, hoặc anh ấy/cô ấy có những phản ứng không như ý bạn. Bạn hãy cố gắng đừng để tình huống trở nên tiêu cực hơn (chẳng hạn như không nói chuyện trong thời gian dài hoặc phớt lờ nỗ lực của người khác). 

Theo chuyên gia cho biết, bạn có thể rời khỏi cuộc cãi vã, trò chuyện nếu cảm thấy cảm xúc trào dâng, khó kiểm soát. Tuy nhiên, bạn nên quay lại cuộc trò chuyện không quá 24 giờ nếu như không muốn tình huống trở nên xấu hơn.

Nói lời xin lỗi hoặc chạm vào người ấy để thể hiện sự quan tâm của bạn, ngay cả khi bạn không hề thích điều đó.

3. Dành thời gian cho nhau – ưu tiên mối quan hệ của bạn và dành thời gian cho nhau, ngay cả khi bạn phải hẹn trước.

Có những giai đoạn, bạn hay người yêu của bạn có những mối bận tâm khác như sự nghiệp, con cái, cha mẹ… Điều này khiến một trong hai bạn sao nhãng với người còn lại. Nếu tình trạng này chỉ kéo dài tạm thời trong một thời gian ngắn thì có thể không đem đến những hậu quả tệ hại. Nhưng chắc chắn nó sẽ gây tổn thương lâu dài cho mối quan hệ nếu bạn hay người ấy phớt lờ nhau quá lâu.

Vì thế, hãy dẹp bỏ cái tôi và lên lịch cho những cuộc hẹn hò đi thôi

4. Cố gắng cảm thấy hài lòng về bản thân – điều này sẽ giúp ích cho cách bạn cảm nhận về mối quan hệ của mình.

Khi bạn yêu thương bản thân mình, bạn sẽ có thể yêu người khác một cách lành mạnh, không phụ thuộc cảm xúc vào đối phương. Đó chính là bí quyết của hạnh phúc.

5. Chấp nhận và coi trọng sự khác biệt ở những người khác. Chúng ta có xu hướng thích những người có cùng tần số, những người có tính cách, phẩm chất mà chúng ta mong muốn. Tuy nhiên, con người là những thực thể khác biệt, không thể tìm được người hợp nhau 100%. Vì thế, chấp nhận và coi trọng sự khác biệt của đối phương là một điều quan trọng trong cuộc sống. Tôn trọng sự khác biệt trong mối quan hệ mang đến cho chúng ta cơ hội trưởng thành và phát triển những giá trị cao quý của con người như lòng cảm thông, bao dung, sự thấu hiểu… Hãy nhắc nhở bản thân về điều này.

6. Đặt mục tiêu và lên kế hoạch cho tương lai của cả hai. Điều này giúp củng cố lòng tin vào nhau, giúp mối quan hệ lâu bền hơn.

7. Hãy ủng hộ nhau – cố gắng không phán xét, chỉ trích hay đổ lỗi cho nhau vì tất cả chúng ta đều là con người, đều có lúc phạm sai lầm. Hãy luôn nhớ, chúng ta là một cặp, một đội, phải ủng hộ và cổ vũ lẫn nhau để phát triển mối quan hệ thành công. 

8. Học hỏi từ các cuộc tranh luận – chấp nhận rằng các cuộc tranh luận sẽ xảy ra và cố gắng giải quyết chúng bằng sự tôn trọng. Dấu hiệu dự báo ly hôn mạnh mẽ nhất là ‘khinh thường’, đó là bất kỳ hành động nào mà đối tác của bạn cảm thấy bị bạn ‘hạ thấp’, cho dù đó là giọng điệu hay những gì bạn nói. Trong các cuộc tranh luận, đôi khi chúng ta trở nên choáng ngợp và điều này thường dẫn đến những hành vi gây tổn hại cho mối quan hệ của chúng ta.

9. Giữ bình tĩnh khi có bất đồng – hoặc nếu điều này không thể thực hiện được, hãy dành thời gian nghỉ ngơi. Việc áp dụng quan điểm ‘chúng ta’ ưu tiên mối quan hệ hơn là quan điểm ‘bạn và tôi’ có thể rất hữu ích.

10. Khi xảy ra xung đột, nên tập trung vào vấn đề thay vì cố gắng nâng cao vai trò của mình

Trong mối quan hệ, hầu như mọi người đều cảm thấy mình là người đóng góp nhiều hơn. Vì thế, nếu bạn chỉ chăm chăm vào việc ghi nhận những hy sinh, cố gắng của mình mà không quan tâm đến những nỗ lực của bạn đời thì có thể người đó cũng sẽ hành xử như vậy. Cuối cùng, hai người sẽ rơi vào cảnh đổ lỗi cho nhau.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các mối quan hệ rơi vào tình trạng khó khăn khi các bên bắt đầu nghĩ ‘chúng ta lại bắt đầu như vậy’ và chu kỳ tiêu cực này gắn liền với sự cô đơn, tổn thương và thất vọng.

Hãy quan tâm đến đời sống “chăn gối”

Tình dục đóng một vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng, tình cảm. Đây cũng là điều khiến mối quan hệ tình cảm khác các mối quan hệ khác như bạn bè hay người thân. Vì thế, hãy quan tâm hơn đến khía cạnh này.

  • Sự thân mật, tình dục không chỉ gói gọn trong việc quan hệ vợ chồng. Đôi khi một nụ hôn kéo dài hoặc một cái ôm ấm áp cũng quan trọng không kém giúp duy trì ngọn lửa yêu thương. Chấp nhận rằng các cá nhân có ham muốn tình dục khác nhau và việc duy trì đời sống tình dục lành mạnh và hạnh phúc cần có sự thương lượng. Việc giảm bớt tần suất quan hệ của một cặp đôi thường là dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề trong tình cảm.
  • Thể hiện sự cam kết của bạn với mối quan hệ. Đó là những gì bạn làm cho người ấy để nói với anh ấy hay cô ấy rằng bạn yêu họ. Chúng ta có xu hướng cho người ấy những điều mà chúng ta mong muốn được nhận lại. Thế nhưng, có thể họ thích một cách thể hiện tình cảm khác. 

Có thể bạn thích thú với việc ngày ngày quấn quýt bên họ, một món quà lãng mạn. Nhưng ngược lại, chồng bạn có thể không có nhu cầu đó. Họ có thể thích cùng bạn đi coi phim hay một bữa cơm do chính tay bạn nấu… Hãy tìm hiểu ngôn ngữ tình yêu của người bạn đời và cố gắng đáp ứng điều đó. Và bạn sẽ nhận lại được điều tương tự.

Tận hưởng cuộc sống cùng nhau

  • Tận hưởng chính mình – vui vẻ và cùng nhau kỷ niệm các cột mốc trong cuộc sống của bạn. Các nghi thức có thể tăng cường mối quan hệ của bạn. Việc thử những điều mới mẻ với tư cách một cặp đôi cũng rất quan trọng. Cùng nhau thực hiện các hoạt động vui vẻ là rất quan trọng, vì những cuộc trò chuyện ‘sâu sắc và ý nghĩa’ thường xuyên về các vấn đề của cặp đôi có thể trở thành những bất đồng khiến cả hai bạn cảm thấy tồi tệ hơn chứ không phải tốt hơn. Những hoạt động vui chơi giống như keo dán.
  • Hãy linh hoạt – hãy để mối quan hệ của bạn phát triển và thích nghi khi cả hai bạn thay đổi.
  • Chia sẻ quyền lực – đảm bảo rằng mỗi người trong số các bạn đều cảm thấy ý kiến ​​của mình có giá trị. Nghiên cứu cho thấy những mối quan hệ mà đối tác nữ cảm thấy rằng cô ấy có thể ảnh hưởng đến đối tác của mình là thành công nhất.

Mối quan hệ lâu dài thành công

Trong một mối quan hệ lâu dài, bạn thường cho rằng mình đã biết hết về người ấy. Nhưng bạn biết không, con người đều sẽ thay đổi theo thời gian. Vì thế, hãy cố gắng nhận biết những gì đang xảy ra trong mối quan hệ của mình, và hiểu rằng người ấy là ai, và đang ở đâu.

Luôn tò mò nhưng vẫn tôn trọng lẫn nhau. Điều thực sự quan trọng là luôn cập nhật tình trạng, những nhu cầu mới phát sinh từ người bạn đời. Tình bạn là nền tảng của mọi mối quan hệ thành công lâu dài. Những cặp đôi thành công có xu hướng nhìn nhận mọi thứ một cách thực tế và hiểu rằng bất kỳ mối quan hệ nào cũng sẽ xảy ra những giai đoạn thăng trầm.

Tìm kiếm sự giúp đỡ cho các vấn đề về mối quan hệ

Nếu có những điều bạn không thể nói với đối phương. Hay quá khó khăn để chia sẻ với nhau, bạn có thể tìm gặp những chuyên gia tâm lý để nhờ hỗ trợ. Họ có thể sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên cơ sở khoa học. Giúp bạn nhìn nhận lại mối quan hệ cũng những từ bỏ những định kiến cũ kỹ.

 

Click to comment

Leave a Reply


Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Chia sẻ

Bài mới

Lịch

Tháng mười hai 2024
H B T N S B C
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031  

Facebook

To Top