Connect with us

Định kiến xã hội P2: ‘Bạn nên sinh con ở một độ tuổi nhất định.’

Chia sẻ

Định kiến xã hội P2: ‘Bạn nên sinh con ở một độ tuổi nhất định.’

Những câu hỏi như: khi nào bạn cưới chồng/vợ? Khi nào bạn sinh con? Hoặc cho rằng, bạn nên sinh con trong một độ tuổi nào đó khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, bất mãn.

Thậm chí nhiều người cho biết cảm thấy căng thẳng khi không đáp ứng được kỳ vọng mà gia đình, xã hội áp đặt lên mình.

Hiện nay, có khá nhiều bạn trẻ (thậm chí không còn trẻ) thích sống theo xu hướng “Hai thu nhập, không con cái” tức cả hai có thể kết hôn, nhưng không sinh con.

Điều này mang đến cho họ một cuộc sống sung túc hơn khi mà không cần tốn thời gian, tiền bạc và sức khỏe vào việc sinh và chăm sóc một đứa trẻ.

Đối với nhiều người sinh con là niềm vui, nhưng không phải tất cả đều như thế

Dĩ nhiên, trải nghiệm làm cha mẹ là một trải nghiệm ý nghĩa, giúp nhiều người trưởng thành và hạnh phúc. Thế nhưng, đối với một số người, việc phải có con ở một độ tuổi nào đó có thể là một áp lực.

Chuyên gia trị liệu Hill chia sẻ: “Ngay từ khi còn trẻ, chúng ta đã bị tấn công bởi ý tưởng rằng chúng ta cần có con”

Theo cô, tùy thuộc vào văn hóa và quá trình giáo dục của bạn, bạn có thể tạo ra kỳ vọng về thời điểm bạn nên bắt đầu có con, cho dù đó là ở độ tuổi 25, 30, 35 hay 40.

Hill nói: “Nếu bạn tiếp thu niềm tin đó, và cho, rằng “Tôi nên làm việc này ở độ tuổi này… nếu không, có điều gì đó không ổn, thì tôi đã vượt quá chuẩn mực”. Cô nói, điều này có thể dẫn đến sự xấu hổ, tội lỗi và bối rối.

Và nếu bạn không muốn có con, bạn có thể cảm thấy bị mắc kẹt bởi kỳ vọng của xã hội về việc có con hoàn toàn.

Thay vì tuân theo những niềm tin xã hội có thể không phù hợp với bạn, hãy cân nhắc điều gì có ý nghĩa.

Hill nói: Khi bạn cảm thấy một số niềm tin xã hội nhất định không dành cho mình, điều đó có thể khiến bạn cảm thấy đáng xấu hổ. Nhưng cô ấy nhấn mạnh rằng nhiều người cũng cảm thấy giống như bạn, nhưng điều này không được nhiều người nhắc đến một cách thường xuyên.

Cô con gái 10 tuổi của tôi từng hỏi tôi rằng: “Mẹ ơi, khi nào thì con sẽ kết hôn và sinh con”, tôi nhẹ nhàng cười bảo: “Khi con trưởng thành và cảm thấy đã đến lúc cần có một gia đình”

-Thế nếu con không muốn có con thì sao?

-Không sao cả con yêu

Đúng vậy, dù là thế hệ 8X nhưng tôi cho rằng, cuộc sống của mỗi người nên do mình quyết định. Không có gì đáng xấu hổ nếu chúng ta muốn sống cuộc sống theo ý mình (miễn đừng làm phiền đến ai, gây nguy hại cho ai).

Tôi cho rằng việc không đủ kiến thức, sức khỏe, tiền bạc để nuôi dạy con cái còn đáng sợ hơn việc không sinh con.

Đối với tôi, chỉ sinh con khi bạn cảm thấy muốn điều đó. Như vậy, đứa con mới là niềm vui của bạn. Và con bạn mới hạnh phúc khi được sinh ra trên cuộc đời này.

Vì vậy, đừng lấy quan điểm, hạnh phúc của người khác làm thước đo cho cuộc đời mình.

Bạn không cần phải trải qua cuộc sống theo những hệ thống niềm tin vô nghĩa đối với bạn. Moore nói thêm, điều quan trọng là phải hiểu niềm tin nào bạn hiện đang nắm giữ và niềm tin nào bạn thực sự muốn giữ.

Để tìm ra niềm tin của bạn, Moore khuyên bạn nên nghĩ về những thông điệp chính mà bạn nhận được trong thời thơ ấu từ cha mẹ hoặc người chăm sóc về điều gì là quan trọng trong cuộc sống.

Niềm tin của bạn cũng đến từ cách bạn chọn sống cuộc sống của mình, Sagaram nói. “Nếu bạn kiểm kê lại cuộc sống hàng ngày của mình và cách bạn đưa ra quyết định, cách bạn tương tác với mọi người… điều gì mang lại cho bạn niềm vui? Điều gì khiến bạn thực sự tức giận?” 

Sagaram nói. “Nếu bạn bắt đầu phân tích những phần đó trong cuộc sống của mình, nó sẽ bắt đầu hình thành nên niềm tin của bạn.”

Mặc dù bạn có thể chấp nhận những niềm tin xã hội phù hợp với mình nhưng bạn cũng có thể từ chối những niềm tin sai lầm.

Nếu bạn thấy khó khăn khi đi ngược lại với mọi người. Bạn có thể tìm đến những người cùng chí hướng với mình để bớt cảm thấy cô đơn, lạc lỏng.

Cho dù niềm tin xã hội nào phù hợp với bạn, điều quan trọng nhất là bạn phải trải qua cuộc sống và đưa ra những lựa chọn tiếp thêm năng lượng cho tinh thần của mình.

“Tôi nghĩ điều thực sự quan trọng là nếu bạn ở độ tuổi 80 và nhìn lại và bạn nói, ồ, tôi ước gì mình đã làm điều này, hoặc tôi ước mình đã không làm điều đó… bạn không muốn rơi vào tình thế mà bạn đang hối hận về mọi thứ vì bạn nghĩ đó là điều bạn phải làm,” Sagaram nói.

“Bởi vì sẽ không có ai trao cho bạn phần thưởng vì bạn ủng hộ niềm tin xã hội.”

Đọc thêm phần 1 tại đây

Có tiền để sống an vui

Click to comment

Leave a Reply


Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Chia sẻ

Bài mới

Lịch

Tháng mười hai 2024
H B T N S B C
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031  

Facebook

To Top